I.HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SAU BÃO LỤT
- Xử lý nước sinh hoạt ngập lụt bằng hoá chất Cloramin:
Hoá chát sử dụng là cloramin B và cloramin T. Đây là những hóa chất mà Bộ Y tế cấp cho các địa phương để xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt. Cloramin B hoặc cloramin T được sử dụng dưới hai dạng: viên 0,25g và bột. Hàm lượng clo hoạt tính của loại bột thông thường là 25%. Nếu khử trùng bằng bột cloramin B thì theo tỷ lệ sau:
-Nếu cloramin dạng viên thì 1 viên xử lý được 25 lít nước.
- 1g cloramin B 25% xử lý được 100 lít nước.
- 10 gam cloramin B 25% xử lý 1 m3 nước.
Có thể dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g, như vậy để khử 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa canh bột cloramin B. Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước. Nước này vẫn phải đun mới uống được.
2.Xử lý nước giếng:
- Làm trong nước: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua cho 20 lít nước. Hoà tan lượng phèn cần thiết cho lượng nước cần làm trong, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi nước trong.
- Khử trùng bằng cloramin T hoặc B:
+ Dạng viên hàm lượng 0,25g, mỗi viên có thể dùng cho 25 lít nước. Nếu khử trùng bằng bột cloramin B, clorua vôi thì theo tỷ lệ sau: 30 lít nước cần 0,3g cloramin B 25% hoặc 0,4g clorua vôi 20%. Có thể dùng thìa canh để đong bột
hoá chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10 g, như vậy để khử 300lít nước cần khoảng 1/3 thìa canh bột cloramin B. Lượng hoá chất khử trùng này phải được hoà tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước. Nước này vẫn phải đun sôi mới uống được.
+ Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng phải có nồng độ clo thừa là 0,5 - 1,0 mg/lít. Tính lượng cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g cloramin B 25%/m3. Có thể dùng một số hóa chất như clorua vôi 20% (13g/m3), hoặc clorua vôi 70% (4g/m3).
Cách thực hiện:
Múc một gầu nước, hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy cho tan hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống nhẹ nhàng khoảng 10 lần. Dùng nước này dội lên thành giếng để khử trùng, để khoảng 30 phút sau là có thể dùng được. Nước đã khử trùng bằng cloramin vẫn phải đun sôi mới được uống.
Riêng với giếng khoan thì phải bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.
Chú ý:
Chỉ tiến hành khử trùng nước giếng sau khi đã làm trong. Nếu khử trùng cùng một lúc với làm trong nước bằng phèn chua, thì phèn chua và các chất hữu cơ có mặt trong nước đục sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính. Khi đó clo không còn tác dụng khử trùng nữa.
II.HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG KHU DÂN CƯ
- Nước rút đến đâu các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đông làm vệ sinh môi truờng đến đó, vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đây được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.
- Khi nước rút hết, môi trường ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.
- Dọn đẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quân áo, không treo mặc quần áo ẩm ướt vào một chổ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi phát triển.
- Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi (nếu không hỏng nặng). Trường hợp nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hỗ đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu. Thực hiện việc vệ sinh, thu gom và che chắn hố ủ phân, phân thải phát sinh trong chuồng trại chăn nuôi, hạn chế phân thải, nước thải chăn nuôi phát tán ra môi trường.
- Thực hiện xử lý xác súc vật chết theo quy trình và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thú y.